Tại sao thịt bò úc lại có giá rẻ hơn thị bò việt nam
Tại sao thịt bò úc lại có giá rẻ hơn thị bò việt nam
Gần đây, các siêu thị Việt Nam tràn ngập thịt bò Úc với giá rất rẻ, ngang ngửa hoặc thậm chí rẻ hơn thịt bò Việt Nam, trong khi trước đây giá thịt bò Úc lúc nào cũng cao hơn từ 1,5-2,5 lần so với thị bò Việt Nam. Báo VietnamNet còn có bài viết cho biết Bò Úc thượng hạng rẻ hơn cả gà công nghiệp. Tại sao lại có chuyện này?
Trên các diễn đàn như lamchame, webtretho…, nhiều bà nội trợ tỏ ra lo lắng và nghi ngờ không biết chất lượng thịt bò Úc như thế nào, tại sao lại có giá rẻ như vậy, hay là thịt bò Trung Quốc "đội lốt"? Trong khi đó, một số bài báo đặt vấn đề phải chăng doanh nghiệp hạ thấp giá nhập khẩu để trốn thuế? Thực hư chuyện này ra sao ? Hôm nay Đệ Nhất Food xin đưa ra các lý do vì sao thịt bò úc lại rẻ hơn thịt bò việt nam
Giá bò Úc bán lẻ tại Úc là bao nhiêu?
Trang bán hàng online của 2 hệ thống siêu thị lớn nhất nước Úc là Woolworths và Coles (chiếm khoảng 80% thị phần), thịt bò Úc nạc lưng loại ngon (Beef steak Scotch Fillet) có giá từ 20 - 40 AUD/kg (khoảng 384.000 – 768.000 đồng/kg, tính theo tỉ giá 1 AUD = 19.200 đồng), tùy từng khẩu thịt khác nhau, đắt hơn khoảng 10-20% so với giá bán tại một số siêu thị Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những loại thịt rất rẻ, như loại ghi Blade Steak, hoặc Steak Oyster Blade giá chỉ 11,5 AUD (220.800 đồng/kg), hoặc có loại Beef Chuck Casserole Steak giá chỉ 9 AUD (172.800 đồng/kg)…
- Nạc vai (beef chuck): phần nằm giữa nách, xương vai và chân phía trên, thường dai vì gồm nhiều mô nối, hay được chế biến thành bò xay (ground beef), burger.
- Sườn (beef rib): hầm, chiên, nướng.
- Ức (beef brisket): Ức bò hay nạm bò là những phần thịt có lẫn gân, hay được gọi với tên dân dã là "bạc nhạc". Khi ninh nhừ thì sẽ gọi là nạm. Phần nhiều mỡ và gân hơn thường được gọi là gàu.
- Thịt ba chỉ (beef plate): là phần thịt tại cơ hoành (bụng trước) của con bò, ngay dưới phần xương sườn (rib cut). Còn được gọi là short plate, gồm các xương sườn cụt và các miếng skirt steak, đôi lúc có kèm theo sụn. Phần này cùng với brisket và flank cũng được dùng để làm bò xay.
- Thịt chân giò / thịt bắp (beef shank): Chân giò của bò thường dai và có nhiều mô nối. Người Việt còn chia thịt bắp của chân trước và chân sau. Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò.
- Thịt thăn vai (beef short loin): Lưng bò là nơi cho chúng ta những miếng ngon nhất, gồm thăn phi lê có xương hình chữ T (T-bone steak) hay Porterhouse steak hoặc cũng như thịt thăn viền mỡ strip steak.
- Thịt thăn ngoại (beef sirloin): Cũng là một loại thịt mềm, thịt thăn ở phần này là lựa chọn tốt nhất để làm các món nướng và các món ăn dùng trong barbecue (tiệc ngoài trời).
- Thịt thăn nội (beef tenderloin), còn gọi là thăn chuột: Đây có thể được xem là phần ngon nhất của một con bò và thường có giá đắt nhất. Thịt thăn nội được cắt ra từ phần lưng phía trong của bò, đặc biệt là ở phần cuối thắt lưng.
- Thịt hông/thịt bò sườn (beef flank): Dù thịt hông thường được dùng để nướng nhưng cách chế biến này có thể khiến nó trở nên dai hơn. Đó là lý do tại sao thịt hông thường được ướp trước. Thích hợp hơn cả là dùng thịt hông để làm các món ninh hay bò viên.
- Thịt mông (beef round): Thịt mông gần như chỉ toàn thịt nạc nhưng khá dai vì các cơ chân thường vận động nhiều. Bởi thế, thịt mông chế biến theo cách hầm là thích hợp hơn cả
Lưu ý: giá thịt bò bán lẻ tại Úc luôn được áp sát tới từng miếng thịt bò theo chuẩn phân loại thịt của nước này. Trên trang web của Tổ chức Thịt & Chăn nuôi Úc (MLA), từng con bò được phân biệt theo số hiệu đã gắn cho bò, xác định trọng lượng để tính được độ trưởng thành của bò, phân biệt bò đực hay cái, giống bò, đo lượng mỡ, màu của mỡ, màu sắc thịt…
Giá bò Úc xuất khẩu và vấn đề giá tại Việt Nam
Úc là nước xuất khẩu bò thịt lớn thứ hai thế giới với khoảng 100 nước nhập, trong đó những nước nhập khẩu bò Úc lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Malaysia, Philippines…
Trước đây, thịt bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu dưới dạng đã sơ chế (bò móc hàm) và có ít đơn vị nhập khẩu, nhưng hiện nay ngày càng nhiều đơn vị nhảy vào kinh doanh mặt hàng này và nhập sống nguyên con (bò hơi) về giết mổ trong nước. Theo trang web beefcentral số liệu xuất khẩu bò Úc trong năm tài chính 2012-2013 (tính đến tháng Sáu) cho thấy lượng bò Úc xuất khẩu tới Malaysia, Philippines và Việt Nam đã tăng lần lượt 93%, 55% và 1.004% trong 12 tháng qua. Trong đó, xuất khẩu bò tới Việt Nam đã tăng vọt từ 1441 con năm 2011-2012 lên tới 15.903 năm 2012-2013. Điều này giải thích tại sao thịt bò Úc bỗng nhiên tràn ngập các siêu thị Việt Nam, thậm chí thay thế hẳn thịt bò Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khi giá bò Úc nhập sống nguyên con được các doanh nghiệp khai báo phổ biến ở mức 1,09 – 1,3 USD/kg (giá CIF tại các cảng Việt Nam, tương đương 23.000 - 28.000 đồng/kg), chỉ có một số lô được khai giá nhập khoảng 2,25 – 2,75 USD/kg, thì giá bò hơi xuất khẩu tới Mỹ theo trang MLA công bố là 2,73 USD/kg (khoảng 58.000đ/kg), tức là gấp đôi so với mức giá nhập phổ biến ở Việt Nam. Với bò móc hàm, giá CIF xuất khẩu tới Mỹ là 4,25 USD/kg (hơn 90.000 đồng/kg).
Trong khi đó, cũng theo số liệu của MLA, giá bán bò móc hàm tiêu thụ nội địa Úc được phân chia nhiều mức khác nhau tùy thuộc trọng lượng bò và tùy từng bang của Úc: bò đực non cỡ 330-400 kg giá trung bình 12 tháng trên toàn nước Úc là 3,35 AUD/kg (khoảng 64.300 đồng/kg), nhưng giá tại bang New South Wales là 3,46 AUD/kg, còn ở Tasmania chỉ có 3,06 AUD/kg; bò đực có trọng lượng lớn cỡ 500-600 kg có giá rẻ hơn, trung bình trên toàn nước Úc là 3,16 AUD/kg; tuy nhiên bò đực cỡ trung bình (400-500 kg) giá trung bình chỉ 3,02 AUD/kg. Bò cái giá rẻ hơn nhiều, bò cái cỡ trung bình (400-520 kg) giá trung bình trên toàn nước Úc chỉ 2,46 AUD/kg, rẻ nhất là ở Nam Úc (South Australia) chỉ có 2,26 AUD/kg (khoảng 43.400 đồng/kg).
Theo MLA, trọng lượng của một con bò móc hàm (gọi là carcase, bao gồm cả xương) chiếm khoảng 55% trọng lượng của bò sống (bò hơi), còn phần thịt thu được sau khi đã lọc riêng xương chiếm khoảng 2/3 trọng lượng của bò móc hàm. Giá bò sống thường được tính trên trọng lượng của bò (bò non chưa trưởng thành sẽ có trọng lượng và giá khác với bò trưởng thành, bò già) hoặc ước tính lượng thịt móc hàm thu được. Giá cũng khác nhau tùy thuộc vào thỏa thuận mua bán riêng giữa các doanh nghiệp.
Như vậy, chưa rõ tại sao giá bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam lại có giá thấp như doanh nghiệp khai báo, nhưng giá bò có thể không đồng nhất do loại thịt (bò đực hay bò cái), xuất xứ (bò nuôi ở bang nào của Úc), bò non hay bò già... Theo tiết lộ của một đơn vị chuyên nhập khẩu thịt đỏ, các đơn vị kinh doanh bò Úc có thể nhập những loại bò có tuổi khác nhau, ví dụ bò trưởng thành thông thường được mổ lúc 15-17 tháng thì một số bò già khoảng 20 tháng tuổi mới được mổ, loại bò già cũng thường có trọng lượng và số thịt xẻ thu được lớn hơn bò trưởng thành đủ tuổi lấy thịt.
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là giá thịt bò Úc từ đầu năm 2013 đến nay cũng thấp hơn trước, do nguồn thịt bò năm nay ở Úc dồi dào, mưa nhiều giúp cỏ mọc tốt và nguyên liệu thức ăn cho bò không khan hiếm. Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu truyền thống của Úc năm nay nhập ít hàng hơn dự đoán nên số bò sống đã đến tuổi giết mổ còn tồn nhiều ở các trang trại, dẫn tới việc hạ giá để giải phóng. Thịt bò Úc đang bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ bởi các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Brazil, New Zealand và cả thị trường mới nổi là Ấn Độ, dẫn tới việc Úc phải hạ giá bò để cạnh tranh.
Theo phân tích trên một số báo trong nước, sở dĩ giá bò Úc đang bán tại thị trường Việt Nam có giá rẻ hơn cả bò nội địa và bò bán tại Úc, có thể do một số nguyên nhân như: bò nguyên con cỡ 500kg/con sau khi xẻ thịt tại Úc thì chỉ thu được khoảng 300kg thành phẩm, không bán được các phần khác như nội tạng, da, xương, chân cẳng, còn ở Việt Nam có thể bán được; chi phí nhân công, bảo quản, tiền thuê cửa hàng... tại Việt Nam rẻ hơn Úc.
Chất lượng bò Úc
Trả lời cho những nghi ngờ của người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng bò Úc, báo Tuổi trẻ đã đăng thông tin từ ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam, khẳng định: người tiêu dùng ở VN có thể yên tâm về thịt nhập từ Úc vì nước này đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các quy định cũng như tình trạng bệnh dịch thú y rất an toàn. Toàn bộ thịt bò xuất từ Úc đều được nhập vào Việt Nam theo đường chính ngạch. Tất cả doanh nghiệp xuất khẩu thịt sang Việt Nam đều phải được đăng ký với Chính phủ Úc và tuân thủ các yêu cầu pháp lý chặt chẽ, trong đó có các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Cũng trên báo Tuổi trẻ, các công ty nhập khẩu bò Úc cho biết, nhập khẩu bò Úc cho lợi nhuận cao hơn bò từ Campuchia, Lào, Thái Lan... dù quy trình nhập khẩu phức tạp và phải đảm bảo các yêu cầu về nuôi nhốt và giết mổ theo tiêu chuẩn Úc.
Để được nhập khẩu, các nhà kinh doanh trong nước phải xây dựng khu nuôi nhốt bò, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn Úc. Toàn bộ các khâu này đều có sự giám sát của chuyên gia Úc từ khi khởi động đến khi hoạt động. Úc yêu cầu các nhà giết mổ phải đảm bảo theo quy trình giết mổ nhân đạo, tức là không được làm cho con vật bị hoảng loạn, stress từ khi vận chuyển đến giết mổ. "Nếu không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ ngưng hợp đồng bán bò" - ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc Công ty Vissan, nói.
Đến với Thực Phẩm Đệ Nhất bạn sẽ được tư vấn và đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt Bò Úc với chất lượng tuyệt vời với giá tốt nhất.
- Xuất xứ sản phẩm rõ ràng, đảm bảo bán Thịt Bò Úc 100%.
- Có giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn Thực Phẩm.
- Chứng chỉ Halal (dành cho người đạo Hồi).
Giá Bán Thịt Bò Úc tại cửa hàng đang nhập và phân phối:
Beef Tenderloin (Thăn Nội) Midfield 1,8Kg trở lên: 490.000đ/kg.
Beef Striploin (Thăn Ngoại) Midfield 3.6Kg trở lên: 260.000đ/kg.
Beef Cube roll/Rib eye (Đầu thăn ngoại) Midfield 2,5kg trở lên: 280.000đ/kg.
Beef Topside/Inside (Nạc Đùi) Midfield 6 - 8kg trở lên: 210.000đ/kg.
T - bone 7 - 9kg trở lên: 360.000đ/kg.
Thịt Bò Úc đang được bán tại cửa hàng với giá cực tốt cùng với đó là dịch vụ giao hàng tận nơi nội thành thành phố Hồ Chí Minh, các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 3, Quận 12... , nhanh gọn cho các bạn văn phòng, các bà nội trợ không có thời gian đi chợ mua hàng.